Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
144090

Chuyển đổi số để phát triển thương mại dịch vụ

Ngày 05/04/2023 00:00:00

Chuyển đổi số để phát triển thương mại dịch vụ

CM Chuyển đổi số ngày 04/4/2023

Quý vị và các bạn thân mén, Trong Chuyên mục Chuyển đổi số tuần này chúng tôi xin giới thiệu bài viết:

Chuyển đổi số để phát triển thương mại dịch vụ

(Baothanhhoa.vn)- Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi số (CĐS) trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ được xem là xu hướng tất yếu.

Đại dịch COVID-19 đã khiến tình hình sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp phải lao đao, trì trệ. Tuy nhiên với sự nỗ lực vượt qua nghịch cảnh cùng với sự hỗ trợ của các ngành chức năng, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào xúc tiến thương mại, tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT), bước đầu CĐS hoạt động sản xuất, kinh doanh nên đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, ngành công thương đã bám sát chương trình xúc tiến thương mại quốc gia và các địa phương trên cả nước để kịp thời thông tin, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa bằng cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Đồng thời, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt thông tin, các quy định về hội nhập kinh tế quốc tế, các điều kiện gia nhập thị trường theo các Hiệp định Thương mại tự do (FTA).

Các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh cũng chủ động tham gia vào các sàn giao dịch TMĐT, sử dụng mô hình bán hàng đa kênh và tích cực cung cấp các dịch vụ hiện đại như: đi chợ online, mua hàng qua ứng dụng, giao hàng nhanh miễn phí... Nhiều doanh nghiệp lớn đã xây dựng website bán hàng chuyên nghiệp để quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa. Đến thời điểm hiện tại, hệ thống siêu thị Winmart, CoopMart, BigC, Điện Máy Xanh, Thế Giới Di Động, hệ thống nhà thuốc Long Châu... đều là những đơn vị đi đầu CĐS trong khâu bán hàng, chăm sóc khách hàng. Với việc cập nhật, lưu thông tin, địa chỉ nhận hàng của khách hàng và hỗ trợ thanh toán online thông qua tài khoản ngân hàng đã liên kết... đã tạo sự tiện lợi, tin tưởng và gắn bó của khách hàng với doanh nghiệp. Điều này cũng góp phần đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của tỉnh năm 2022 đạt 172,209 tỷ đồng, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm trước.

Với những tiện ích mà CĐS mang lại, thị trường hàng hóa không những không bị hạn chế mà đối tượng khách hàng còn được mở rộng. Chị Nguyễn Quỳnh Nhung, ở phường Ba Đình (TP Thanh Hóa), chia sẻ: “Chưa bao giờ tôi nghĩ đi mua hàng có thể không cầm tiền mặt, nhưng giờ đây ở bất cứ cửa hàng mua sắm nào cũng có hình thức thanh toán qua quét mã QR. Đây là sự đổi mới vô cùng lớn cho cả khách hàng lẫn cơ sở kinh doanh, bởi phương thức thanh toán này không cần nhập thông tin tài khoản của người mua hàng, số thẻ hay số tài khoản giống như các phương thức thanh toán khác mà chỉ cần quét mã QR và nhập số tiền thanh toán, giao dịch sẽ hoàn thành nhanh gọn trong vài giây mà không cần khai thác bất cứ thông tin người dùng nào. Phương thức thanh toán này vừa tiện lợi lại nhanh chóng nên càng được khách hàng ưa chuộng”.

Để tiếp tục tạo đà cho CĐS trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ phát triển ổn định, rộng khắp ở cả khâu quản lý, bán hàng và các thành phần kinh tế, UBND tỉnh đã đề ra mục tiêu phát triển kinh tế số. Trong đó, tập trung tuyên truyền, đào tạo phát triển nguồn nhân lực TMĐT, phát triển các sản phẩm, giải pháp TMĐT; hỗ trợ tích hợp giải pháp thanh toán trực tuyến; nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động phát triển TMĐT. Tỉnh cũng có nhiều cơ chế khuyến khích hỗ trợ xúc tiến thương mại, phân phối sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm OCOP và sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, hộ sản xuất nông sản trên các nền tảng số. Đồng thời, đẩy mạnh thu hút nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao cho các doanh nghiệp tham gia vào quá trình CĐS.

Ban biên tập xã Quảng Hùng.

Chuyển đổi số để phát triển thương mại dịch vụ

Đăng lúc: 05/04/2023 00:00:00 (GMT+7)

Chuyển đổi số để phát triển thương mại dịch vụ

CM Chuyển đổi số ngày 04/4/2023

Quý vị và các bạn thân mén, Trong Chuyên mục Chuyển đổi số tuần này chúng tôi xin giới thiệu bài viết:

Chuyển đổi số để phát triển thương mại dịch vụ

(Baothanhhoa.vn)- Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi số (CĐS) trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ được xem là xu hướng tất yếu.

Đại dịch COVID-19 đã khiến tình hình sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp phải lao đao, trì trệ. Tuy nhiên với sự nỗ lực vượt qua nghịch cảnh cùng với sự hỗ trợ của các ngành chức năng, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào xúc tiến thương mại, tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT), bước đầu CĐS hoạt động sản xuất, kinh doanh nên đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, ngành công thương đã bám sát chương trình xúc tiến thương mại quốc gia và các địa phương trên cả nước để kịp thời thông tin, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa bằng cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Đồng thời, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt thông tin, các quy định về hội nhập kinh tế quốc tế, các điều kiện gia nhập thị trường theo các Hiệp định Thương mại tự do (FTA).

Các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh cũng chủ động tham gia vào các sàn giao dịch TMĐT, sử dụng mô hình bán hàng đa kênh và tích cực cung cấp các dịch vụ hiện đại như: đi chợ online, mua hàng qua ứng dụng, giao hàng nhanh miễn phí... Nhiều doanh nghiệp lớn đã xây dựng website bán hàng chuyên nghiệp để quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa. Đến thời điểm hiện tại, hệ thống siêu thị Winmart, CoopMart, BigC, Điện Máy Xanh, Thế Giới Di Động, hệ thống nhà thuốc Long Châu... đều là những đơn vị đi đầu CĐS trong khâu bán hàng, chăm sóc khách hàng. Với việc cập nhật, lưu thông tin, địa chỉ nhận hàng của khách hàng và hỗ trợ thanh toán online thông qua tài khoản ngân hàng đã liên kết... đã tạo sự tiện lợi, tin tưởng và gắn bó của khách hàng với doanh nghiệp. Điều này cũng góp phần đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của tỉnh năm 2022 đạt 172,209 tỷ đồng, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm trước.

Với những tiện ích mà CĐS mang lại, thị trường hàng hóa không những không bị hạn chế mà đối tượng khách hàng còn được mở rộng. Chị Nguyễn Quỳnh Nhung, ở phường Ba Đình (TP Thanh Hóa), chia sẻ: “Chưa bao giờ tôi nghĩ đi mua hàng có thể không cầm tiền mặt, nhưng giờ đây ở bất cứ cửa hàng mua sắm nào cũng có hình thức thanh toán qua quét mã QR. Đây là sự đổi mới vô cùng lớn cho cả khách hàng lẫn cơ sở kinh doanh, bởi phương thức thanh toán này không cần nhập thông tin tài khoản của người mua hàng, số thẻ hay số tài khoản giống như các phương thức thanh toán khác mà chỉ cần quét mã QR và nhập số tiền thanh toán, giao dịch sẽ hoàn thành nhanh gọn trong vài giây mà không cần khai thác bất cứ thông tin người dùng nào. Phương thức thanh toán này vừa tiện lợi lại nhanh chóng nên càng được khách hàng ưa chuộng”.

Để tiếp tục tạo đà cho CĐS trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ phát triển ổn định, rộng khắp ở cả khâu quản lý, bán hàng và các thành phần kinh tế, UBND tỉnh đã đề ra mục tiêu phát triển kinh tế số. Trong đó, tập trung tuyên truyền, đào tạo phát triển nguồn nhân lực TMĐT, phát triển các sản phẩm, giải pháp TMĐT; hỗ trợ tích hợp giải pháp thanh toán trực tuyến; nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động phát triển TMĐT. Tỉnh cũng có nhiều cơ chế khuyến khích hỗ trợ xúc tiến thương mại, phân phối sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm OCOP và sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, hộ sản xuất nông sản trên các nền tảng số. Đồng thời, đẩy mạnh thu hút nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao cho các doanh nghiệp tham gia vào quá trình CĐS.

Ban biên tập xã Quảng Hùng.

Kết quả giải quyết TTHC