Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
144090

Ý nghĩa, lợi ích của hồ sơ sức khỏe điện tử

Ngày 28/06/2024 00:00:00

Ý nghĩa và lợi ích to lớn của lập hồ sơ sức khỏe điện tử với người dân.

Lợi ích của hồ sơ sức khỏe điện tử
Ngày 12/11/2019, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 5349/QĐ-BYT phê duyệt Kế hoạch triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử đến năm 2025. Sự ra đời của hồ sơ sức khoẻ điện tử là xu thế phát triển tất yếu của bất cứ hệ thống y tế nào.
Hồ sơ sức khỏe điện tử rất có ích cho người dân, có lợi cho ngành y tế, tạo thuận lợi cho thầy thuốc khi hành nghề, là một nội dung quan trọng có ý nghĩa thực tiễn, góp phần hiện đại hóa ngành y tế đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới theo Nghị quyết 20-NQ/TW.
Hồ sơ sức khỏe điện tử giúp người dân biết và tự quản lý thông tin sức khỏe liên tục, suốt đời của mình. Từ đó, người dân có thể chủ động phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe của mình. Hồ sơ sức khỏe điện tử cung cấp thông tin sức khỏe của người bệnh cho thầy thuốc nhanh chóng, chính xác tạo thuận lợi cho việc chẩn đoán và điều trị người bệnh giúp họ được chăm sóc sức khỏe toàn diện và liên tục, phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời khi bệnh còn ở giai đoạn sớm mang lại hiệu quả điều trị cao, giảm bớt chi phí khám bệnh, chữa bệnh của mỗi người dân.
Cho phép người dân có thể chia sẻ thông tin điện tử về sức khỏe của mình tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào trên cả nước. Khi thông tin về sức khỏe của người bệnh được thông suốt giữa các tuyến sẽ giúp việc chẩn đoán chính xác, phối hợp điều trị thống nhất, hiệu quả điều trị sẽ cao hơn.
Việc áp dụng hồ sơ sức khỏe điện tử sẽ giúp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thể tra cứu thông tin lịch sử sức khỏe người dân đến khám chữa bệnh khi được phép theo quy định. Cập nhật thông tin khám bệnh, chữa bệnh vào hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử quốc gia sau mỗi đợt điều trị hoặc theo quy chế hồ sơ sức khỏe điện tử.
Hồ sơ sức khỏe điện tử cung cấp cho người thầy thuốc đầy đủ các thông tin về bệnh tật, tiền sử bệnh tật, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Từ đó kết hợp với thăm khám hiện tại, người thầy thuốc có nhận định về sức khỏe của người bệnh toàn diện hơn, chẩn đoán bệnh kịp thời, chính xác hơn, phát hiện bệnh sớm hơn, điều trị kịp thời khi bệnh còn ở giai đoạn sớm mang lại hiệu quả điều trị cao hơn, giảm bớt chi phí khám bệnh, chữa bệnh của mỗi người dân. Hơn nữa, khi thông tin về sức khỏe của người bệnh được thông suốt giữa các tuyến sẽ giúp việc chẩn đoán và phối hợp điều trị tốt hơn. Hồ sơ sức khỏe điện tử giúp người thầy thuốc chăm sóc sức khoẻ cho người dân liên tục, toàn diện theo nguyên lý của y học gia đình tốt hơn.
Hồ sơ sức khỏe của mỗi người dân sẽ có 1 quyển sổ y bạ điện tử gồm thông tin sức khỏe, lịch sử khám chữa bệnh, tiêm chủng …; tạo thuận lợi cho cán bộ y tế chẩn đoán và điều trị bệnh giúp người dân được chăm sóc sức khỏe toàn diện và liên tục, giảm bớt chi phí khám, chữa bệnh.
Đây là cơ sở dữ liệu về sức khỏe rất lớn (big data) của ngành mà việc tổng hợp, phân tích dữ liệu thông tin sẽ giúp ngành y tế có các chỉ đạo rất kịp thời về công tác phòng chống dịch bệnh nói riêng và có được các dự báo, hoạch định chính sách về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân tốt hơn vì có những bằng chứng thực tiễn, có cơ sở khoa học hơn.
Mặt khác, big data là nền tảng để phát triển các ứng dụng thông minh phục vụ chăm sóc sức khỏe người dân tốt hơn. Việc quản lý thông tin có ý nghĩa rất lớn đối với công tác quản lý xã hội.
Vì vậy. Đối với người dân: Chủ động tra cứu, nắm bắt thông tin sức khỏe, lịch sử khám chữa bệnh của bản thân và người thân; được chăm sóc sức khỏe chủ động từ tuyến cơ sở. Dữ liệu được bảo mật và liên thông trên toàn quốc để tăng hiệu quả việc khám chữa bệnh.
Do đó, người dân sau này khám bệnh ở đâu trên địa bàn tỉnh, tiến tới là toàn quốc cũng được cập nhật vào hệ thống, những thông tin cá nhân được bảo mật, bác sĩ mở hồ sơ xem thông tin về sức khỏe khi được người dân đồng ý.
Để thực hiện tốt việc lập hồ sơ sức khỏe cá nhân:
Đối với người dân:Cần đến cơ sở khám chữa bệnh hoặc phối hợp cùng các tổ công tác của thôn, xã tổ chức để lập hồ sơ sức khỏe, hỗ trợ cán bộ làm công tác điều tra lập hồ sơ.
Đối với cán bộ y tế: Thực hiện điều tra, khám, lập hồ sơ sức khỏe cho bản thân, gia đình mình; tổ chức khám sàng lọc, nhập dữ liệu vào phần mềm hồ sơ sức khỏe. Liên thông dữ liệu khám bệnh từ người dân khi đi khám bệnh tại bệnh viện và trạm y tế; tổ chức điều tra, phân loại đối tượng để khám và lập hồ sơ sức khỏe cá nhân cho toàn bộ người dân trên địa bàn.
Các ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội: Gương mẫu tiên phong trong việc khám, lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho bản thân và gia đình; Thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động cán bộ, công chức viên chức, người dân thực hiện lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho người dân và tuyên truyền lợi ích của việc lập hồ sơ quản lý sức khỏe toàn dân.
Hệ thống quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân là mơ ước của tất cả mọi người dân, của ngành y tế và ngành Bảo hiểm.
Nguồn: Ban biên tập xã Quảng Hùng

Ý nghĩa, lợi ích của hồ sơ sức khỏe điện tử

Đăng lúc: 28/06/2024 00:00:00 (GMT+7)

Ý nghĩa và lợi ích to lớn của lập hồ sơ sức khỏe điện tử với người dân.

Lợi ích của hồ sơ sức khỏe điện tử
Ngày 12/11/2019, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 5349/QĐ-BYT phê duyệt Kế hoạch triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử đến năm 2025. Sự ra đời của hồ sơ sức khoẻ điện tử là xu thế phát triển tất yếu của bất cứ hệ thống y tế nào.
Hồ sơ sức khỏe điện tử rất có ích cho người dân, có lợi cho ngành y tế, tạo thuận lợi cho thầy thuốc khi hành nghề, là một nội dung quan trọng có ý nghĩa thực tiễn, góp phần hiện đại hóa ngành y tế đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới theo Nghị quyết 20-NQ/TW.
Hồ sơ sức khỏe điện tử giúp người dân biết và tự quản lý thông tin sức khỏe liên tục, suốt đời của mình. Từ đó, người dân có thể chủ động phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe của mình. Hồ sơ sức khỏe điện tử cung cấp thông tin sức khỏe của người bệnh cho thầy thuốc nhanh chóng, chính xác tạo thuận lợi cho việc chẩn đoán và điều trị người bệnh giúp họ được chăm sóc sức khỏe toàn diện và liên tục, phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời khi bệnh còn ở giai đoạn sớm mang lại hiệu quả điều trị cao, giảm bớt chi phí khám bệnh, chữa bệnh của mỗi người dân.
Cho phép người dân có thể chia sẻ thông tin điện tử về sức khỏe của mình tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào trên cả nước. Khi thông tin về sức khỏe của người bệnh được thông suốt giữa các tuyến sẽ giúp việc chẩn đoán chính xác, phối hợp điều trị thống nhất, hiệu quả điều trị sẽ cao hơn.
Việc áp dụng hồ sơ sức khỏe điện tử sẽ giúp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thể tra cứu thông tin lịch sử sức khỏe người dân đến khám chữa bệnh khi được phép theo quy định. Cập nhật thông tin khám bệnh, chữa bệnh vào hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử quốc gia sau mỗi đợt điều trị hoặc theo quy chế hồ sơ sức khỏe điện tử.
Hồ sơ sức khỏe điện tử cung cấp cho người thầy thuốc đầy đủ các thông tin về bệnh tật, tiền sử bệnh tật, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Từ đó kết hợp với thăm khám hiện tại, người thầy thuốc có nhận định về sức khỏe của người bệnh toàn diện hơn, chẩn đoán bệnh kịp thời, chính xác hơn, phát hiện bệnh sớm hơn, điều trị kịp thời khi bệnh còn ở giai đoạn sớm mang lại hiệu quả điều trị cao hơn, giảm bớt chi phí khám bệnh, chữa bệnh của mỗi người dân. Hơn nữa, khi thông tin về sức khỏe của người bệnh được thông suốt giữa các tuyến sẽ giúp việc chẩn đoán và phối hợp điều trị tốt hơn. Hồ sơ sức khỏe điện tử giúp người thầy thuốc chăm sóc sức khoẻ cho người dân liên tục, toàn diện theo nguyên lý của y học gia đình tốt hơn.
Hồ sơ sức khỏe của mỗi người dân sẽ có 1 quyển sổ y bạ điện tử gồm thông tin sức khỏe, lịch sử khám chữa bệnh, tiêm chủng …; tạo thuận lợi cho cán bộ y tế chẩn đoán và điều trị bệnh giúp người dân được chăm sóc sức khỏe toàn diện và liên tục, giảm bớt chi phí khám, chữa bệnh.
Đây là cơ sở dữ liệu về sức khỏe rất lớn (big data) của ngành mà việc tổng hợp, phân tích dữ liệu thông tin sẽ giúp ngành y tế có các chỉ đạo rất kịp thời về công tác phòng chống dịch bệnh nói riêng và có được các dự báo, hoạch định chính sách về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân tốt hơn vì có những bằng chứng thực tiễn, có cơ sở khoa học hơn.
Mặt khác, big data là nền tảng để phát triển các ứng dụng thông minh phục vụ chăm sóc sức khỏe người dân tốt hơn. Việc quản lý thông tin có ý nghĩa rất lớn đối với công tác quản lý xã hội.
Vì vậy. Đối với người dân: Chủ động tra cứu, nắm bắt thông tin sức khỏe, lịch sử khám chữa bệnh của bản thân và người thân; được chăm sóc sức khỏe chủ động từ tuyến cơ sở. Dữ liệu được bảo mật và liên thông trên toàn quốc để tăng hiệu quả việc khám chữa bệnh.
Do đó, người dân sau này khám bệnh ở đâu trên địa bàn tỉnh, tiến tới là toàn quốc cũng được cập nhật vào hệ thống, những thông tin cá nhân được bảo mật, bác sĩ mở hồ sơ xem thông tin về sức khỏe khi được người dân đồng ý.
Để thực hiện tốt việc lập hồ sơ sức khỏe cá nhân:
Đối với người dân:Cần đến cơ sở khám chữa bệnh hoặc phối hợp cùng các tổ công tác của thôn, xã tổ chức để lập hồ sơ sức khỏe, hỗ trợ cán bộ làm công tác điều tra lập hồ sơ.
Đối với cán bộ y tế: Thực hiện điều tra, khám, lập hồ sơ sức khỏe cho bản thân, gia đình mình; tổ chức khám sàng lọc, nhập dữ liệu vào phần mềm hồ sơ sức khỏe. Liên thông dữ liệu khám bệnh từ người dân khi đi khám bệnh tại bệnh viện và trạm y tế; tổ chức điều tra, phân loại đối tượng để khám và lập hồ sơ sức khỏe cá nhân cho toàn bộ người dân trên địa bàn.
Các ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội: Gương mẫu tiên phong trong việc khám, lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho bản thân và gia đình; Thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động cán bộ, công chức viên chức, người dân thực hiện lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho người dân và tuyên truyền lợi ích của việc lập hồ sơ quản lý sức khỏe toàn dân.
Hệ thống quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân là mơ ước của tất cả mọi người dân, của ngành y tế và ngành Bảo hiểm.
Nguồn: Ban biên tập xã Quảng Hùng

Kết quả giải quyết TTHC