Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
144090

Giới thiệu Bia Chùa Kênh - xã Quảng Hùng

Ngày 22/02/2019 00:00:00

Lịch sử hình thành, quá trình đấu tranh, bảo vệ quê hương của nhân dân Hương Yên Duyên dưới sự chỉ huy của Ông, cha, cháu họ Lê.

SỰ KIỆN NHÂN VẬT LỊCH SỬ.

Chùa Hưng Phúc (còn gọi là chùa Kênh) được xây dựng xong vào cuối mùa đông năm Giáp Tý, niên hiệu Khai Thái Nguyên niên (Phật lịch 1868 – dương lịch 1324) thời vua Trần Minh Tông (1314 - 1329) .

Chùa được xây dựng ở Hương Yên Duyên để phụng thờ đức Phật và thờ thượng tướng Minh tự Lê An người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất (năm 1258) ông Lê An được vua Trần Thái Tông phong tướng và gả nàng công chúa làm vợ.

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là tổng chỉ huy cuộc kháng chiến, thượng tướng Lê An là vị tướng cận kề Hưng Đạo vương. Do có công lớn nên khi qua đời thượng tướng Lê An được triều đình gia phong “Đô Nguyên suý vĩ thống quản, Đại Thần Trụ Quốc, Đại Tướng Quân”, đây là một tước hiệu rất lớn dưới triều nhà Trần.

Thượng tướng Lê An được triều đình cho xây dựng Phủ đệ tại Hương Yên Duyên, Phủ Thanh Hoa. Ông hạ sinh được hai người con trai đều là tướng lĩnh đời Trần:

- Đại Toát Lê Bằng.

- Đại Toát Lê Bào

Ba người cháu nội của ông cũng đều là tướng lĩnh đời Trần:

- Đại toát Ký Ban Lê Nam

- Đại toát ký ban Lê Quảng

- Đại toát Đại lưu ban Lê Mạnh

Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ nhất, khoảng niên hiệu Thiệu Bảo (đầu năm 1285) phó tướng giặc là Toa Đô đã đốc chiến thuỷ binh từ ngoài biển đi tắt đường Cổ Khê vào Thanh Hoá.

Đại toát Đại Lưu ban Lê Mạnh đã đốc suất mọi người trong Hương Yên Duyên ra phòng ngự ở bến Cổ Bút đánh nhau với giặc, bị đánh bất ngờ, quân giặc thua to tháo chạy. Nhà vua đã ban khen tinh thần chống giặc giữ nước của nhân dân Hương Yên Duyên và Đại Toát Lê Mạnh.

Chiến tích chống trả quân xâm lược Nguyên – Mông ở Hương Yên Duyên đã được khắc vào tấm bia đặt trong Chùa. Tấm bia này cũng được khắc xong vào năm 1324. Bài minh lời tựa khắc trên bia là do nội thị viên Ngoại lang họ Lê soạn.

Tấm bia là một trong hơn mười tấm bia thời nhà Trần duy nhất còn lại ở Việt nam. Đó là một di tích lịch sử văn hoá quý hiếm, có giá trị về nhiều mặt văn học, nghệ thuật và tư tưởng.

Có thể nói cho đến nay tấm bia là tài liệu gốc duy nhất ghi chép về một “hương” chiến đấu của thời Trần có sự đoàn kết tốt vì vậy có thể đánh bại được đội quân xâm lược hùng mạnh như đội quân Toa đô.

Phong cảnh kiến trúc của chùa Hưng Phúc và nội dung văn bia có giá trị về tìm hiểu quan niệm, tư tưởng của người thời Trần đã biết rút ra những yếu tố tích cực và mối quan hệ giữa chữ “hiếu” của đạo Nho và chữ “từ” của đạo Phật.

Toàn văn phần dịch chữ Hán được khắc mặt trước “Bia chùa Hưng Phúc”:

Bài minh và lời tựa về bia chùa Hưng Phúc – Hương Yên Duyên - phủ Thanh Hoa.

Kể ra nối chí theo người xưa làm rạng danh đời sau, đạo Khổng tử gọi là “Hiếu”, vui vẻ bố thí của cải trong sạch gây dựng đất phúc hậu, đạo phật gọi là “Từ”.

Ôi! Việc “Hiếu” và “Từ” há chẳng phải là bản tâm của con người hay sao? Cho nên:

Làm điều hiếu để đền đáp ơn sâu khôn xiết

Sáng lòng từ để đón lấy ân phúc vô biên

Khiến con cháu đời đời nhân tiết xuân lộ thu sương, cảm nhớ đến tổ tiên mà đèn nhang nghi ngút.

Mỗi nét nhìn, một nghi lễ đều bắt nguồn từ lòng cung kính hiếu từ để rồi con cháu mãi về sau được hưởng đất nền phúc hậu của viên giác đó ru.

Nay có chùa Hưng Phúc thuộc Hương Yên Duyên phủ Thanh Hoa do ông Lê Bằng dựng vào năm Giáp Tý niên hiệu Thiệu Long 1264, Đại toát Lê Bào - Đại toát Lê Bằng đều là con của bà Quách thị - vợ tiên tổ thượng tướng Lê An. Chùa dựng xong ông Lê Bằng ôm chí mà mất. Con của ông là Đại toát Đại Lưu Ban Lê Mạnh hiền từ do trời phú bẫm sớm có lòng hiếu thành mỗi khi nghĩ đến ơn đức sinh thành, công lao nuôi dưỡng của cha mẹ thì dẫu rằng thịt nát xương tan cũng không thể đền đáp được muôn đời.

Ông Lê Mạnh cùng hai người anh là Nguyên Đại toát Ký ban: Lê Nam, đại toát ký ban Lê Quảng dâng tên thuỵ là chính giác bà Lê Khả Lỗi cùng với con cháu vào đầu xuân năm Giáp Tý niên hiệu khai thái 1324. Đến xem nơi di chỉ đó thấy quy mô chật nhỏ, tượng tô chưa xong, nhà cửa chưa hoàn bị cùng bảo nhau rằng “Cha đã đặt nền, con lại không chịu xây nhà trên nền đó chăng”?

Anh em bèn chung lưng đấu cật kế tiếp hoàn thành chí hướng của cha ông khai thác nền móng mở rộng khuôn khổ tô tượng thếp vàng, trạm trổ muôn hình vạn trạng. Pháp đường ở phía trước, tăng phòng ở quanh phía sau, cột đá toà tam bảo nổi những vân rồng:

Nét trạm trổ trên cõi đời rất đẹp

Mái điện thờ chư phật lợp bằng ngói quý

Thế vươn bay ngoài mây sáng tuyệt vời

Thềm bên tả lát bằng đá cứng

Sân bên hữu bầy nhiều hoa lạ

Gió thông vi vút, ngỡ ngàng nhạc khúc thiên cung

Trăng trúc lung linh mường tượng hào quang phật giới.

Um tùm cây cối trông như hàng lớp bồ đề, bát ngát sân chùa ngỡ vàng phô mặt đất, hình kỳ vẻ lạ trạng thái biến đổi trăm chiều. Không thể nào dùng ngòi bút hoặc lời nói tả xiết.

Than ôi! Nếu không phải là do một niềm hiếu từ của cha ông thì sao có thể gây được nền đất phúc hậu cho muôn đời.

Khoảng niên hiệu Thiệu Bảo (1279 - 1285) quân giặc ồ ạt tiến xuống phía nam - hữu tướng giặc là Toa Đô chỉnh đốn quân ngũ theo đường biển, đi tắt đường Cổ Khê dẫn vào trong hương. Ông Lê Công đốc thúc mọi người trong hương ra phòng ngự ở bến Cổ Bút đánh nhau với giặc. Quân giặc bị đánh hầu như không còn đường lui chạy. Ngặt vì trong hương có kẻ gian giảo hằng giặc nhân đó dẫn đường cho giặc nên tất cả nhà cửa, của cải đều bị đốt phá, cướp bóc, bởi thế công việc không hoàn thành. Khi quân giặc rút lui và nhà vua trở về kinh đô ông đem sự việc đó lên tâu, nhà vua xuống chiếu bắt kẻ phản bội trị tội bồi thường của cải trong Hương cho ông để làm điều khuyến khích cho những kẻ trung cần, về việc đánh giặc nhờ công của ông vậy.

Mùa đông năm 1324 chùa được xây dựng xong, bia được khắc xong nhưng ông không cho là thoả mãn bèn sai người đem sự trạng xin tôi làm bài minh ông nói: “Chí trước của tổ tiên tôi chưa được toại nguyện, tôi thẹn với cái đạo làm con, e rằng chí hướng của tổ tiên tôi một sớm mục theo cây cổ; Tôi nối chí hướng, muốn cho chí hướng và sự nghiệp của tôi và tổ tiên cùng với núi Nam quắc, nước biển đông được lưu danh mãi mãi. Nếu ông viết cho để bảo rõ cho người sau biết thì vinh hạnh lắm .”

Tôi nhận lời ông Lê để khen chí hướng của ông và để khen rằng cha nào con ấy thì sao lại không làm bài minh được? Tôi bèn làm bài minh:

Bài minh rằng:

Núi non Năm quắc

Nước biển đông hải

Nước quanh bên trái, non ngất bên phải

Chót vót bằng phẳng, tốt đẹp ngang nhau

Trong vắt, tốt lành, thăm thẳm, lặng lẽ

Có gốc, có ngọn

Ngoằn nghèo, uốn lượn

Như rồng, như rắn

Nhớ ông Lê công kia

Được nước non chung đúc thành phong cách khôi vĩ

Làm tôi trung trong nước

Làm con tốt trong nhà

Nhớ đến cha trước

Sùng mến đạo phật

Tu tạo nền trên chùa cũ

Nối theo chí trước

Từ Thiệu Long đến Khai Thái

Cha xây nền con dựng nhà

Từ năm Giáp Tý đến năm Giáp Tý

Đạo hiếu chẳng phải trước sau

Báo đền việc điều thiện

Hạnh phúc ban cho người đó

Than ôi! Tốt đẹp lắm thay.

Chính đại phu….Kim….đại thượng……..soạn hàn lâm

Ngày tốt tháng 12 mùa đông năm Khai Thái thứ 30

Nội thị viên ngoại lang Lê…….viết!

Nguồn: Ban biên tập xã Quảng Hùng.

Giới thiệu Bia Chùa Kênh - xã Quảng Hùng

Đăng lúc: 22/02/2019 00:00:00 (GMT+7)

Lịch sử hình thành, quá trình đấu tranh, bảo vệ quê hương của nhân dân Hương Yên Duyên dưới sự chỉ huy của Ông, cha, cháu họ Lê.

SỰ KIỆN NHÂN VẬT LỊCH SỬ.

Chùa Hưng Phúc (còn gọi là chùa Kênh) được xây dựng xong vào cuối mùa đông năm Giáp Tý, niên hiệu Khai Thái Nguyên niên (Phật lịch 1868 – dương lịch 1324) thời vua Trần Minh Tông (1314 - 1329) .

Chùa được xây dựng ở Hương Yên Duyên để phụng thờ đức Phật và thờ thượng tướng Minh tự Lê An người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất (năm 1258) ông Lê An được vua Trần Thái Tông phong tướng và gả nàng công chúa làm vợ.

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là tổng chỉ huy cuộc kháng chiến, thượng tướng Lê An là vị tướng cận kề Hưng Đạo vương. Do có công lớn nên khi qua đời thượng tướng Lê An được triều đình gia phong “Đô Nguyên suý vĩ thống quản, Đại Thần Trụ Quốc, Đại Tướng Quân”, đây là một tước hiệu rất lớn dưới triều nhà Trần.

Thượng tướng Lê An được triều đình cho xây dựng Phủ đệ tại Hương Yên Duyên, Phủ Thanh Hoa. Ông hạ sinh được hai người con trai đều là tướng lĩnh đời Trần:

- Đại Toát Lê Bằng.

- Đại Toát Lê Bào

Ba người cháu nội của ông cũng đều là tướng lĩnh đời Trần:

- Đại toát Ký Ban Lê Nam

- Đại toát ký ban Lê Quảng

- Đại toát Đại lưu ban Lê Mạnh

Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ nhất, khoảng niên hiệu Thiệu Bảo (đầu năm 1285) phó tướng giặc là Toa Đô đã đốc chiến thuỷ binh từ ngoài biển đi tắt đường Cổ Khê vào Thanh Hoá.

Đại toát Đại Lưu ban Lê Mạnh đã đốc suất mọi người trong Hương Yên Duyên ra phòng ngự ở bến Cổ Bút đánh nhau với giặc, bị đánh bất ngờ, quân giặc thua to tháo chạy. Nhà vua đã ban khen tinh thần chống giặc giữ nước của nhân dân Hương Yên Duyên và Đại Toát Lê Mạnh.

Chiến tích chống trả quân xâm lược Nguyên – Mông ở Hương Yên Duyên đã được khắc vào tấm bia đặt trong Chùa. Tấm bia này cũng được khắc xong vào năm 1324. Bài minh lời tựa khắc trên bia là do nội thị viên Ngoại lang họ Lê soạn.

Tấm bia là một trong hơn mười tấm bia thời nhà Trần duy nhất còn lại ở Việt nam. Đó là một di tích lịch sử văn hoá quý hiếm, có giá trị về nhiều mặt văn học, nghệ thuật và tư tưởng.

Có thể nói cho đến nay tấm bia là tài liệu gốc duy nhất ghi chép về một “hương” chiến đấu của thời Trần có sự đoàn kết tốt vì vậy có thể đánh bại được đội quân xâm lược hùng mạnh như đội quân Toa đô.

Phong cảnh kiến trúc của chùa Hưng Phúc và nội dung văn bia có giá trị về tìm hiểu quan niệm, tư tưởng của người thời Trần đã biết rút ra những yếu tố tích cực và mối quan hệ giữa chữ “hiếu” của đạo Nho và chữ “từ” của đạo Phật.

Toàn văn phần dịch chữ Hán được khắc mặt trước “Bia chùa Hưng Phúc”:

Bài minh và lời tựa về bia chùa Hưng Phúc – Hương Yên Duyên - phủ Thanh Hoa.

Kể ra nối chí theo người xưa làm rạng danh đời sau, đạo Khổng tử gọi là “Hiếu”, vui vẻ bố thí của cải trong sạch gây dựng đất phúc hậu, đạo phật gọi là “Từ”.

Ôi! Việc “Hiếu” và “Từ” há chẳng phải là bản tâm của con người hay sao? Cho nên:

Làm điều hiếu để đền đáp ơn sâu khôn xiết

Sáng lòng từ để đón lấy ân phúc vô biên

Khiến con cháu đời đời nhân tiết xuân lộ thu sương, cảm nhớ đến tổ tiên mà đèn nhang nghi ngút.

Mỗi nét nhìn, một nghi lễ đều bắt nguồn từ lòng cung kính hiếu từ để rồi con cháu mãi về sau được hưởng đất nền phúc hậu của viên giác đó ru.

Nay có chùa Hưng Phúc thuộc Hương Yên Duyên phủ Thanh Hoa do ông Lê Bằng dựng vào năm Giáp Tý niên hiệu Thiệu Long 1264, Đại toát Lê Bào - Đại toát Lê Bằng đều là con của bà Quách thị - vợ tiên tổ thượng tướng Lê An. Chùa dựng xong ông Lê Bằng ôm chí mà mất. Con của ông là Đại toát Đại Lưu Ban Lê Mạnh hiền từ do trời phú bẫm sớm có lòng hiếu thành mỗi khi nghĩ đến ơn đức sinh thành, công lao nuôi dưỡng của cha mẹ thì dẫu rằng thịt nát xương tan cũng không thể đền đáp được muôn đời.

Ông Lê Mạnh cùng hai người anh là Nguyên Đại toát Ký ban: Lê Nam, đại toát ký ban Lê Quảng dâng tên thuỵ là chính giác bà Lê Khả Lỗi cùng với con cháu vào đầu xuân năm Giáp Tý niên hiệu khai thái 1324. Đến xem nơi di chỉ đó thấy quy mô chật nhỏ, tượng tô chưa xong, nhà cửa chưa hoàn bị cùng bảo nhau rằng “Cha đã đặt nền, con lại không chịu xây nhà trên nền đó chăng”?

Anh em bèn chung lưng đấu cật kế tiếp hoàn thành chí hướng của cha ông khai thác nền móng mở rộng khuôn khổ tô tượng thếp vàng, trạm trổ muôn hình vạn trạng. Pháp đường ở phía trước, tăng phòng ở quanh phía sau, cột đá toà tam bảo nổi những vân rồng:

Nét trạm trổ trên cõi đời rất đẹp

Mái điện thờ chư phật lợp bằng ngói quý

Thế vươn bay ngoài mây sáng tuyệt vời

Thềm bên tả lát bằng đá cứng

Sân bên hữu bầy nhiều hoa lạ

Gió thông vi vút, ngỡ ngàng nhạc khúc thiên cung

Trăng trúc lung linh mường tượng hào quang phật giới.

Um tùm cây cối trông như hàng lớp bồ đề, bát ngát sân chùa ngỡ vàng phô mặt đất, hình kỳ vẻ lạ trạng thái biến đổi trăm chiều. Không thể nào dùng ngòi bút hoặc lời nói tả xiết.

Than ôi! Nếu không phải là do một niềm hiếu từ của cha ông thì sao có thể gây được nền đất phúc hậu cho muôn đời.

Khoảng niên hiệu Thiệu Bảo (1279 - 1285) quân giặc ồ ạt tiến xuống phía nam - hữu tướng giặc là Toa Đô chỉnh đốn quân ngũ theo đường biển, đi tắt đường Cổ Khê dẫn vào trong hương. Ông Lê Công đốc thúc mọi người trong hương ra phòng ngự ở bến Cổ Bút đánh nhau với giặc. Quân giặc bị đánh hầu như không còn đường lui chạy. Ngặt vì trong hương có kẻ gian giảo hằng giặc nhân đó dẫn đường cho giặc nên tất cả nhà cửa, của cải đều bị đốt phá, cướp bóc, bởi thế công việc không hoàn thành. Khi quân giặc rút lui và nhà vua trở về kinh đô ông đem sự việc đó lên tâu, nhà vua xuống chiếu bắt kẻ phản bội trị tội bồi thường của cải trong Hương cho ông để làm điều khuyến khích cho những kẻ trung cần, về việc đánh giặc nhờ công của ông vậy.

Mùa đông năm 1324 chùa được xây dựng xong, bia được khắc xong nhưng ông không cho là thoả mãn bèn sai người đem sự trạng xin tôi làm bài minh ông nói: “Chí trước của tổ tiên tôi chưa được toại nguyện, tôi thẹn với cái đạo làm con, e rằng chí hướng của tổ tiên tôi một sớm mục theo cây cổ; Tôi nối chí hướng, muốn cho chí hướng và sự nghiệp của tôi và tổ tiên cùng với núi Nam quắc, nước biển đông được lưu danh mãi mãi. Nếu ông viết cho để bảo rõ cho người sau biết thì vinh hạnh lắm .”

Tôi nhận lời ông Lê để khen chí hướng của ông và để khen rằng cha nào con ấy thì sao lại không làm bài minh được? Tôi bèn làm bài minh:

Bài minh rằng:

Núi non Năm quắc

Nước biển đông hải

Nước quanh bên trái, non ngất bên phải

Chót vót bằng phẳng, tốt đẹp ngang nhau

Trong vắt, tốt lành, thăm thẳm, lặng lẽ

Có gốc, có ngọn

Ngoằn nghèo, uốn lượn

Như rồng, như rắn

Nhớ ông Lê công kia

Được nước non chung đúc thành phong cách khôi vĩ

Làm tôi trung trong nước

Làm con tốt trong nhà

Nhớ đến cha trước

Sùng mến đạo phật

Tu tạo nền trên chùa cũ

Nối theo chí trước

Từ Thiệu Long đến Khai Thái

Cha xây nền con dựng nhà

Từ năm Giáp Tý đến năm Giáp Tý

Đạo hiếu chẳng phải trước sau

Báo đền việc điều thiện

Hạnh phúc ban cho người đó

Than ôi! Tốt đẹp lắm thay.

Chính đại phu….Kim….đại thượng……..soạn hàn lâm

Ngày tốt tháng 12 mùa đông năm Khai Thái thứ 30

Nội thị viên ngoại lang Lê…….viết!

Nguồn: Ban biên tập xã Quảng Hùng.

Kết quả giải quyết TTHC