Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
144090

Thúc đẩy xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số

Ngày 03/05/2023 00:00:00

Thúc đẩy xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số

Chuyên mục Chuyển đổi số ngày 02.5.2023

Thúc đẩy xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số

Xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số là mục tiêu quan trọng mà tỉnh ta hướng tới khi ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU về “Chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Thực hiện mục tiêu này, các cấp, ngành từ tỉnh đến cơ sở đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào công tác quản lý, điều hành và triển khai thực hiện nhiệm vụ, góp phần đổi mới hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.EmailPrintTwitterFacebook

Chính quyền điện tử là hoạt động của chính quyền dựa trên nền tảng CNTT nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả hoạt động và cung ứng dịch vụ theo hình thức trực tuyến nhanh nhạy hơn. Tỉnh ta đã và đang xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số nhằm tận dụng những bước tiến của công nghệ để xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, hoạt động hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. So với nhiều tỉnh, thành phố khác, Thanh Hóa chưa phải là tỉnh có nguồn lực kinh tế mạnh, nhưng đã có cách làm riêng trong xây dựng chính quyền điện tử và bước đầu đã mang lại những kết quả tích cực. Mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số có bước đột phá quan trọng khi cán bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã đã thay đổi phương thức, thói quen làm việc từ giấy tờ sang chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc hoàn toàn trên môi trường điện tử. Hiện nay, văn bản điện tử đã thay thế hoàn toàn văn bản giấy trong các cơ quan Nhà nước (trừ văn bản mật theo quy định). Riêng 9 tháng năm 2022, đã trao đổi, gửi/nhận trên hệ thống hơn 2,8 triệu lượt văn bản; tỷ lệ văn bản được ký số cá nhân đạt 98,72%, tỷ lệ văn bản ký số cơ quan đạt 100%, giúp cho hoạt động chỉ đạo, điều hành của các cơ quan Nhà nước được công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả công tác quản lý. Thanh Hóa cũng là một trong những địa phương đi đầu trong việc kết nối, tích hợp Cổng dịch vụ công của tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia, hiện đang cung cấp 910 thủ tục hành chính (TTHC) mức độ 3, mức độ 4 (167 dịch vụ công mức độ 3 và 743 dịch vụ công mức độ 4). Hệ thống thanh toán trực tuyến VNPT Pay, PayGov cũng được áp dụng, giúp công khai, minh bạch trong giải quyết TTHC và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp thực hiện TTHC mọi lúc, mọi nơi, tiết kiệm được thời gian và chi phí. Cổng dịch vụ công của tỉnh và hệ thống “một cửa” điện tử tại 27/27 UBND cấp huyện và 559/559 UBND cấp xã, tạo thành một hệ thống hiện đại, đồng bộ, góp phần hiện đại hóa nền hành chính của tỉnh.

Thanh Hóa là tỉnh có hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến lớn, với 600 điểm cầu. Toàn tỉnh còn có 18 đơn vị lắp đặt phòng họp không giấy tờ (Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông - Vận tải, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh và 15 đơn vị cấp huyện), góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trong các cơ quan Nhà nước, tạo môi trường hội họp hiện đại, tổ chức các cuộc họp nhanh chóng, tiết kiệm, khoa học. Các trung tâm tích hợp dữ liệu của Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông bảo đảm các yêu cầu về an ninh, an toàn thông tin mạng; bảo đảm cho việc duy trì, khai thác các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, các phần mềm ứng dụng cho các cơ quan Đảng và Nhà nước hoạt động ổn định. Thúc đẩy lộ trình xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số, Thanh Hóa đã đầu tư xây dựng tòa nhà Trung tâm CNTT tỉnh để phát triển các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ CNTT, cung cấp hạ tầng, cung ứng dịch vụ CNTT cho các tổ chức, cá nhân và các hoạt động khác liên quan đến CNTT. UBND tỉnh và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác về thúc đẩy triển khai chính quyền số, xã hội số, kinh tế số giai đoạn 2021-2025..., tạo tiền đề để Thanh Hóa tiếp tục nỗ lực bứt phá trong những năm tới. Đặc biệt, đầu tháng 11-2022, UBND tỉnh đã ban hành Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh. Đây là cơ sở để theo dõi, đánh giá khách quan và công bằng kết quả thực hiện chuyển đổi số hằng năm của các ngành, địa phương; đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức tại các ngành, địa phương trong công tác xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số. Cùng với đó, Thanh Hóa đã thành lập 4.233 tổ công nghệ số cộng đồng đến tận thôn, xóm với hơn 14.478 thành viên tham gia nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT, khuyến khích người dân tiên phong sử dụng nền tảng công nghệ số để trở thành những “công dân điện tử”, qua đó thúc đẩy việc xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số mạnh mẽ hơn.

Cùng với các cấp chính quyền, các ngành cũng đã tích cực ứng dụng CNTT trong lĩnh vực chuyên ngành để phục vụ công tác quản lý, điều hành, thực hiện nhiệm vụ. Điển hình như ngành giao thông - vận tải với phần mềm quản lý hệ thống cầu đường, quản lý tài sản hạ tầng giao thông; ngành tư pháp thực hiện số hóa dữ liệu hộ tịch; ngành tài nguyên và môi trường nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường, kết nối liên thông với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Cục Thuế Thanh Hóa triển khai hóa đơn điện tử cho 100% doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Hiện nay, Cục Thuế Thanh Hóa đang thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu với ngành giao thông - vận tải về quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình để phục vụ công tác quản lý thu thuế.

Những kết quả quan trọng đạt được trong ứng dụng CNTT, xây dựng và phát triển chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh đã tạo nên sự công khai, minh bạch trong công tác chỉ đạo, điều hành và trong giải quyết TTHC của các cơ quan Nhà nước. Bằng các kế hoạch, chương trình và hành động cụ thể, Thanh Hóa quyết tâm chinh phục các mục tiêu mới, nhằm tiếp tục tạo bước đột phá ấn tượng về cải cách hành chính, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn mới.

Agribank Bắc Thanh Hóa triển khai mô hình “Chợ dân sinh không dùng tiền mặt” tại TP Sầm Sơn

Để đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt, chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Bắc Thanh Hóa (Agribank Bắc Thanh Hóa) đã triển khai mô hình “Chợ dân sinh không dùng tiền mặt” tại các khu chợ trên địa bàn TP Sầm Sơn.

EmailPrintTwitterFacebook

Tại các chợ trên địa bàn TP Sầm Sơn, cán bộ, nhân viên Agribank Bắc Thanh Hóa đã tư vấn, hướng dẫn tiểu thương và khách hàng mở tài khoản thanh toán, phát hành thẻ miễn phí, cài đặt và trải nghiệm các tiện ích ngân hàng hiện đại trên ứng dụng Agribank E-Mobile Banking. Đồng thời thiết kế và lắp đặt mã VietQR phù hợp với từng mô hình kinh doanh, buôn bán của các tiểu thương, giúp người dân tiện lợi thanh toán.

Với mô hình “Chợ dân sinh không dùng tiền mặt”, các điểm kinh doanh trong các khu chợ được trang bị bảng quét mã QR để khách hàng thanh toán nhanh chóng, thuận tiện. Lần đầu tiên, người dân có thể thoải mái đi chợ mà không còn những trở ngại như mang theo tiền lẻ, tính toán tiền thừa...

Được biết, thời gian tới Agribank Bắc Thanh Hóa sẽ tiếp tục triển khai mô hình “Chợ dân sinh không dùng tiền mặt” tại các điểm khác, phủ sóng mã VietQR và các tiện ích khác khi thanh toán trên ứng dụng Agribank E-Mobile Banking đến khách hàng.

Chợ dân sinh không sử dụng tiền mặt là một trong những hoạt động nhằm thúc đẩy chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh mua bán nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng tại các chợ.

NT

Hơn 800 phụ nữ TP Thanh Hóa được cập nhật kiến thức về chuyển đổi số

(Baothanhhoa.vn)- Sáng 3-12, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ TP Thanh Hóa tổ chức hội nghị cập nhật kiến thức về chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025 với chủ đề “Vai trò của phụ nữ trong thúc đẩy chuyển đổi số”.

EmailPrintTwitterFacebook

Cập nhật:10:09 03/12/2022

Các đại biểu dự hội nghị.

Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Thành ủy, UBND TP Thanh hóa và hơn 800 nữ cán bộ, công chức thành phố, các phường, xã và trường học trên địa bàn.

Đồng chí Phạm Thị Việt Nga, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố, Trưởng Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ TP Thanh Hóa phát biểu khai mạc hội nghị.

Tại hội nghị, nữ cán bộ, công chức thành phố được nghe báo cáo viên của Viễn thông Thanh Hóa truyền đạt 3 chuyên đề: Tầm quan trọng của công tác chuyển đổi số đối với việc thực hiện chính quyền số và ứng dụng vào cuộc sống; thực trạng phụ nữ tham gia quá trình chuyển đổi số và vai trò của phụ nữ trong chuyển đổi số ngày nay; nội dung và giải pháp góp phần nâng cao kỹ năng, nhận thức của nữ cán bộ, công chức thành phố và phường, xã trong công tác chuyển đổi số.

TP Thanh Hóa là địa phương có nhiều lợi thế để triển khai thực hiện chuyển đổi số hướng đến xây dựng đô thị thông minh. Thành phố phấn đấu đến năm 2025 dẫn đầu cả tỉnh về chuyển đổi số; đến năm 2030 trở thành thành phố thông minh, văn minh, hiện đại, là 1 trong 5 thành phố trực thuộc tỉnh dẫn đầu cả nước.

Để thực hiện mục tiêu này, phụ nữ thành phố có vai trò rất quan trọng. Vì vậy, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ TP Thanh Hóa tổ chức hội nghị cập nhật kiến thức về chuyển đổi số nhằm thay đổi thói quen và nâng cao nhận thức cho nữ cán bộ, công chức thành phố và cơ sở. Đồng thời, trang bị những kiến thức về chuyển đổi số, phương thức xây dựng các hệ thống thông tin trong chuyển đổi số, bảm đảm an toàn thông tin; cách thức ứng dụng chuyển đổi số trong cuộc sống. Qua đó giúp phụ nữ thành phố tích cực tham gia và đóng góp nhiều hơn vào quá trình chuyển đổi số của thành phố và của tỉnh trong quá trình hội nhập.

Xã nông thôn mới kiểu mẫu có ít nhất 1 mô hình thôn thông minh

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định 319/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 quy định xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021 – 2025.

Theo quy định, xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021 – 2025 là xã:

1- Đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025; đối với các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2018 - 2020, phải tập trung rà soát, chỉ đạo thực hiện, đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025.

2- Thu nhập bình quân đầu người của xã tại thời điểm xét, công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu phải cao hơn từ 10% trở lên so với mức thu nhập bình quân đầu người áp dụng theo quy định đối với xã nông thôn mới nâng cao tại cùng thời điểm.

3- Có ít nhất một mô hình thôn thông minh, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể.

4- Đạt tiêu chí quy định xã nông thôn mới kiểu mẫu theo ít nhất một trong các lĩnh vực nổi trội nhất (về sản xuất, về giáo dục, về văn hóa, về du lịch, về cảnh quan môi trường, về an ninh trật tự, về chuyển đổi số…) mang giá trị đặc trưng của địa phương, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan đôn đốc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai thực hiện xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025 để đánh giá, nhân rộng. Trong quá trình đôn đốc, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí nêu trên, nếu có vấn đề mới phát sinh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan kịp thời nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện, tham mưu Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh, bổ sung Bộ tiêu chí nêu trên, bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ điều kiện thực tế, đặc thù của địa phương, ban hành tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025 theo lĩnh vực nổi trội nhất (về sản xuất, về giáo dục, về văn hóa, về du lịch, về cảnh quan môi trường, về an ninh trật tự, về chuyển đổi số…) mang giá trị đặc trưng của địa phương và tiêu chí thôn thông minh, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện trên địa bàn.

Nguồn: Sưu tầm từ đài truyền thanh thành phố Sầm SƠn

Xây dựng thôn thông minh

Xây dựng thôn thông minh là chuyển đổi số, thu hẹp dần khoảng cách nông thôn với thành thị. Đây cũng được xác định là một chỉ tiêu để được công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu đang được các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa triển khai thực hiện.

Theo quy định của Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2022- 2025, thôn thông minh phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về hạ tầng Internet cáp quang và thông tin di động 3G/4G đến thôn; cán bộ thôn có ứng dụng các nền tảng số để thực hiện thông tin, truyên truyền trong thôn; có ít nhất một mô hình ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào một trong các lĩnh vực: an ninh trật tự, an toàn giao thông, sản xuất - kinh doanh, y tế, giáo dục, nông nghiệp, du lịch... Trên cơ sở đó, các xã trong lộ trình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu đã lựa chọn ít nhất 1 thôn để xây dựng thôn thông minh. Cùng với sự hỗ trợ của xã, các thôn đã huy động xã hội hóa để lắp đặt hệ thống wifi tốc độ cao miễn phí, camera an ninh giám sát tại các khu vực công cộng, tuyến đường trục chính... Các thôn cũng đã thành lập trang thông tin thôn, xóm, các đoàn thể trên nền tảng mạng xã hội Zalo, giúp người dân nhanh chóng tiếp cận thông tin mới một cách chính xác, thuận tiện.

Xây dựng nông thôn mới thông minh là một trong nội dung của chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ. Xây dựng thành công thôn thông minh sẽ góp phần thúc đẩy xã nông thôn mới thông minh, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nông thôn.

Thúc đẩy xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số

Đăng lúc: 03/05/2023 00:00:00 (GMT+7)

Thúc đẩy xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số

Chuyên mục Chuyển đổi số ngày 02.5.2023

Thúc đẩy xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số

Xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số là mục tiêu quan trọng mà tỉnh ta hướng tới khi ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU về “Chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Thực hiện mục tiêu này, các cấp, ngành từ tỉnh đến cơ sở đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào công tác quản lý, điều hành và triển khai thực hiện nhiệm vụ, góp phần đổi mới hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.EmailPrintTwitterFacebook

Chính quyền điện tử là hoạt động của chính quyền dựa trên nền tảng CNTT nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả hoạt động và cung ứng dịch vụ theo hình thức trực tuyến nhanh nhạy hơn. Tỉnh ta đã và đang xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số nhằm tận dụng những bước tiến của công nghệ để xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, hoạt động hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. So với nhiều tỉnh, thành phố khác, Thanh Hóa chưa phải là tỉnh có nguồn lực kinh tế mạnh, nhưng đã có cách làm riêng trong xây dựng chính quyền điện tử và bước đầu đã mang lại những kết quả tích cực. Mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số có bước đột phá quan trọng khi cán bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã đã thay đổi phương thức, thói quen làm việc từ giấy tờ sang chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc hoàn toàn trên môi trường điện tử. Hiện nay, văn bản điện tử đã thay thế hoàn toàn văn bản giấy trong các cơ quan Nhà nước (trừ văn bản mật theo quy định). Riêng 9 tháng năm 2022, đã trao đổi, gửi/nhận trên hệ thống hơn 2,8 triệu lượt văn bản; tỷ lệ văn bản được ký số cá nhân đạt 98,72%, tỷ lệ văn bản ký số cơ quan đạt 100%, giúp cho hoạt động chỉ đạo, điều hành của các cơ quan Nhà nước được công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả công tác quản lý. Thanh Hóa cũng là một trong những địa phương đi đầu trong việc kết nối, tích hợp Cổng dịch vụ công của tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia, hiện đang cung cấp 910 thủ tục hành chính (TTHC) mức độ 3, mức độ 4 (167 dịch vụ công mức độ 3 và 743 dịch vụ công mức độ 4). Hệ thống thanh toán trực tuyến VNPT Pay, PayGov cũng được áp dụng, giúp công khai, minh bạch trong giải quyết TTHC và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp thực hiện TTHC mọi lúc, mọi nơi, tiết kiệm được thời gian và chi phí. Cổng dịch vụ công của tỉnh và hệ thống “một cửa” điện tử tại 27/27 UBND cấp huyện và 559/559 UBND cấp xã, tạo thành một hệ thống hiện đại, đồng bộ, góp phần hiện đại hóa nền hành chính của tỉnh.

Thanh Hóa là tỉnh có hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến lớn, với 600 điểm cầu. Toàn tỉnh còn có 18 đơn vị lắp đặt phòng họp không giấy tờ (Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông - Vận tải, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh và 15 đơn vị cấp huyện), góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trong các cơ quan Nhà nước, tạo môi trường hội họp hiện đại, tổ chức các cuộc họp nhanh chóng, tiết kiệm, khoa học. Các trung tâm tích hợp dữ liệu của Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông bảo đảm các yêu cầu về an ninh, an toàn thông tin mạng; bảo đảm cho việc duy trì, khai thác các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, các phần mềm ứng dụng cho các cơ quan Đảng và Nhà nước hoạt động ổn định. Thúc đẩy lộ trình xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số, Thanh Hóa đã đầu tư xây dựng tòa nhà Trung tâm CNTT tỉnh để phát triển các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ CNTT, cung cấp hạ tầng, cung ứng dịch vụ CNTT cho các tổ chức, cá nhân và các hoạt động khác liên quan đến CNTT. UBND tỉnh và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác về thúc đẩy triển khai chính quyền số, xã hội số, kinh tế số giai đoạn 2021-2025..., tạo tiền đề để Thanh Hóa tiếp tục nỗ lực bứt phá trong những năm tới. Đặc biệt, đầu tháng 11-2022, UBND tỉnh đã ban hành Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh. Đây là cơ sở để theo dõi, đánh giá khách quan và công bằng kết quả thực hiện chuyển đổi số hằng năm của các ngành, địa phương; đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức tại các ngành, địa phương trong công tác xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số. Cùng với đó, Thanh Hóa đã thành lập 4.233 tổ công nghệ số cộng đồng đến tận thôn, xóm với hơn 14.478 thành viên tham gia nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT, khuyến khích người dân tiên phong sử dụng nền tảng công nghệ số để trở thành những “công dân điện tử”, qua đó thúc đẩy việc xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số mạnh mẽ hơn.

Cùng với các cấp chính quyền, các ngành cũng đã tích cực ứng dụng CNTT trong lĩnh vực chuyên ngành để phục vụ công tác quản lý, điều hành, thực hiện nhiệm vụ. Điển hình như ngành giao thông - vận tải với phần mềm quản lý hệ thống cầu đường, quản lý tài sản hạ tầng giao thông; ngành tư pháp thực hiện số hóa dữ liệu hộ tịch; ngành tài nguyên và môi trường nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường, kết nối liên thông với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Cục Thuế Thanh Hóa triển khai hóa đơn điện tử cho 100% doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Hiện nay, Cục Thuế Thanh Hóa đang thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu với ngành giao thông - vận tải về quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình để phục vụ công tác quản lý thu thuế.

Những kết quả quan trọng đạt được trong ứng dụng CNTT, xây dựng và phát triển chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh đã tạo nên sự công khai, minh bạch trong công tác chỉ đạo, điều hành và trong giải quyết TTHC của các cơ quan Nhà nước. Bằng các kế hoạch, chương trình và hành động cụ thể, Thanh Hóa quyết tâm chinh phục các mục tiêu mới, nhằm tiếp tục tạo bước đột phá ấn tượng về cải cách hành chính, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn mới.

Agribank Bắc Thanh Hóa triển khai mô hình “Chợ dân sinh không dùng tiền mặt” tại TP Sầm Sơn

Để đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt, chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Bắc Thanh Hóa (Agribank Bắc Thanh Hóa) đã triển khai mô hình “Chợ dân sinh không dùng tiền mặt” tại các khu chợ trên địa bàn TP Sầm Sơn.

EmailPrintTwitterFacebook

Tại các chợ trên địa bàn TP Sầm Sơn, cán bộ, nhân viên Agribank Bắc Thanh Hóa đã tư vấn, hướng dẫn tiểu thương và khách hàng mở tài khoản thanh toán, phát hành thẻ miễn phí, cài đặt và trải nghiệm các tiện ích ngân hàng hiện đại trên ứng dụng Agribank E-Mobile Banking. Đồng thời thiết kế và lắp đặt mã VietQR phù hợp với từng mô hình kinh doanh, buôn bán của các tiểu thương, giúp người dân tiện lợi thanh toán.

Với mô hình “Chợ dân sinh không dùng tiền mặt”, các điểm kinh doanh trong các khu chợ được trang bị bảng quét mã QR để khách hàng thanh toán nhanh chóng, thuận tiện. Lần đầu tiên, người dân có thể thoải mái đi chợ mà không còn những trở ngại như mang theo tiền lẻ, tính toán tiền thừa...

Được biết, thời gian tới Agribank Bắc Thanh Hóa sẽ tiếp tục triển khai mô hình “Chợ dân sinh không dùng tiền mặt” tại các điểm khác, phủ sóng mã VietQR và các tiện ích khác khi thanh toán trên ứng dụng Agribank E-Mobile Banking đến khách hàng.

Chợ dân sinh không sử dụng tiền mặt là một trong những hoạt động nhằm thúc đẩy chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh mua bán nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng tại các chợ.

NT

Hơn 800 phụ nữ TP Thanh Hóa được cập nhật kiến thức về chuyển đổi số

(Baothanhhoa.vn)- Sáng 3-12, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ TP Thanh Hóa tổ chức hội nghị cập nhật kiến thức về chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025 với chủ đề “Vai trò của phụ nữ trong thúc đẩy chuyển đổi số”.

EmailPrintTwitterFacebook

Cập nhật:10:09 03/12/2022

Các đại biểu dự hội nghị.

Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Thành ủy, UBND TP Thanh hóa và hơn 800 nữ cán bộ, công chức thành phố, các phường, xã và trường học trên địa bàn.

Đồng chí Phạm Thị Việt Nga, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố, Trưởng Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ TP Thanh Hóa phát biểu khai mạc hội nghị.

Tại hội nghị, nữ cán bộ, công chức thành phố được nghe báo cáo viên của Viễn thông Thanh Hóa truyền đạt 3 chuyên đề: Tầm quan trọng của công tác chuyển đổi số đối với việc thực hiện chính quyền số và ứng dụng vào cuộc sống; thực trạng phụ nữ tham gia quá trình chuyển đổi số và vai trò của phụ nữ trong chuyển đổi số ngày nay; nội dung và giải pháp góp phần nâng cao kỹ năng, nhận thức của nữ cán bộ, công chức thành phố và phường, xã trong công tác chuyển đổi số.

TP Thanh Hóa là địa phương có nhiều lợi thế để triển khai thực hiện chuyển đổi số hướng đến xây dựng đô thị thông minh. Thành phố phấn đấu đến năm 2025 dẫn đầu cả tỉnh về chuyển đổi số; đến năm 2030 trở thành thành phố thông minh, văn minh, hiện đại, là 1 trong 5 thành phố trực thuộc tỉnh dẫn đầu cả nước.

Để thực hiện mục tiêu này, phụ nữ thành phố có vai trò rất quan trọng. Vì vậy, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ TP Thanh Hóa tổ chức hội nghị cập nhật kiến thức về chuyển đổi số nhằm thay đổi thói quen và nâng cao nhận thức cho nữ cán bộ, công chức thành phố và cơ sở. Đồng thời, trang bị những kiến thức về chuyển đổi số, phương thức xây dựng các hệ thống thông tin trong chuyển đổi số, bảm đảm an toàn thông tin; cách thức ứng dụng chuyển đổi số trong cuộc sống. Qua đó giúp phụ nữ thành phố tích cực tham gia và đóng góp nhiều hơn vào quá trình chuyển đổi số của thành phố và của tỉnh trong quá trình hội nhập.

Xã nông thôn mới kiểu mẫu có ít nhất 1 mô hình thôn thông minh

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định 319/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 quy định xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021 – 2025.

Theo quy định, xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021 – 2025 là xã:

1- Đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025; đối với các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2018 - 2020, phải tập trung rà soát, chỉ đạo thực hiện, đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025.

2- Thu nhập bình quân đầu người của xã tại thời điểm xét, công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu phải cao hơn từ 10% trở lên so với mức thu nhập bình quân đầu người áp dụng theo quy định đối với xã nông thôn mới nâng cao tại cùng thời điểm.

3- Có ít nhất một mô hình thôn thông minh, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể.

4- Đạt tiêu chí quy định xã nông thôn mới kiểu mẫu theo ít nhất một trong các lĩnh vực nổi trội nhất (về sản xuất, về giáo dục, về văn hóa, về du lịch, về cảnh quan môi trường, về an ninh trật tự, về chuyển đổi số…) mang giá trị đặc trưng của địa phương, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan đôn đốc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai thực hiện xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025 để đánh giá, nhân rộng. Trong quá trình đôn đốc, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí nêu trên, nếu có vấn đề mới phát sinh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan kịp thời nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện, tham mưu Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh, bổ sung Bộ tiêu chí nêu trên, bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ điều kiện thực tế, đặc thù của địa phương, ban hành tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025 theo lĩnh vực nổi trội nhất (về sản xuất, về giáo dục, về văn hóa, về du lịch, về cảnh quan môi trường, về an ninh trật tự, về chuyển đổi số…) mang giá trị đặc trưng của địa phương và tiêu chí thôn thông minh, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện trên địa bàn.

Nguồn: Sưu tầm từ đài truyền thanh thành phố Sầm SƠn

Xây dựng thôn thông minh

Xây dựng thôn thông minh là chuyển đổi số, thu hẹp dần khoảng cách nông thôn với thành thị. Đây cũng được xác định là một chỉ tiêu để được công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu đang được các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa triển khai thực hiện.

Theo quy định của Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2022- 2025, thôn thông minh phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về hạ tầng Internet cáp quang và thông tin di động 3G/4G đến thôn; cán bộ thôn có ứng dụng các nền tảng số để thực hiện thông tin, truyên truyền trong thôn; có ít nhất một mô hình ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào một trong các lĩnh vực: an ninh trật tự, an toàn giao thông, sản xuất - kinh doanh, y tế, giáo dục, nông nghiệp, du lịch... Trên cơ sở đó, các xã trong lộ trình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu đã lựa chọn ít nhất 1 thôn để xây dựng thôn thông minh. Cùng với sự hỗ trợ của xã, các thôn đã huy động xã hội hóa để lắp đặt hệ thống wifi tốc độ cao miễn phí, camera an ninh giám sát tại các khu vực công cộng, tuyến đường trục chính... Các thôn cũng đã thành lập trang thông tin thôn, xóm, các đoàn thể trên nền tảng mạng xã hội Zalo, giúp người dân nhanh chóng tiếp cận thông tin mới một cách chính xác, thuận tiện.

Xây dựng nông thôn mới thông minh là một trong nội dung của chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ. Xây dựng thành công thôn thông minh sẽ góp phần thúc đẩy xã nông thôn mới thông minh, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nông thôn.

Kết quả giải quyết TTHC