Cách đây khoảng 20 năm, tôi có dịp theo chân đoàn cán bộ của ngành Văn hóa - Thông tin Thanh Hóa về xã Quảng Hùng, huyện Quảng Xương khảo sá_t, nghiên cứ_u tấm bia cổ còn sót lại ở Chùa Hưng Phúc ( còn gọi là chùa Kênh) để lập hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích Quốc gia cho ngôi chùa này.
Bia chùa Kênh Với giá trị nhiều mặt về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và tư tưởng của tấm bia cổ, theo đề nghị của tỉnh Thanh Hóa ngày 4/9/1995 Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã quyết định xếp hạng Quốc gia di tích bia chùa Kênh. Hiện nay, ngôi chùa đang được đầu tư xây dựng và theo nguyện vọng của Tăng ni, Phật tử và nhân dân, ngày 25/1/2013, Tỉnh Hội Phật giáo Thanh Hóa đã quyết định bổ nhiệm Đại đức Thích Nguyên Thường về trụ trì tại chùa.
Theo các nhà nghiên cứ.u lịch sử, ngôi chùa này được xây dựng vào cuối mùa đông năm Giáp Tý niên hiệu Khai Thái nguyên niên ( Phật lịch 1868 - dương lịch 1324) thời vua Trần Minh Tông ( 1314 - 1329). Chùa là nơi thờ phụng đức Phật và thờ Thượng tướng Minh tự Lê Công An - người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ nhất ( năm 1285) dưới sự tổng chỉ huy của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn; khi qua đời đã được triều đình gia phong " Đô Nguyên Súy vĩ thống quan, Đại thần trụ quốc, Đại tướng quân”, đây là một tước hiệu rất lớn dưới triều nhà Trần.
Trải qua thời gian hàng trăm năm, với những biến cố của lịch sử khác nhau, chùa Kênh không còn nữa, chỉ còn duy nhất một tấm bia đá cổ được xem là một trong mười tấm bia thời nhà Trần còn lại ở Việt Nam. Tấm bia là một chứng tích khắc ghi chiến công chống trả quân xâm lược Nguyên - Mông của nhân dân ta đã diễn ra cách đây hơn 700 năm về trước. Bia cao 1,5 m, rộng 60cm, dày 24cm dựng trên lưng một con rùa bằng đá cao 0,42m. Cả hai mặt bia đều khắc chữ. Mặt trước hướng về Biển Đông. Trán bia hình vòng cung, chính giữa có 4 chữ - kiểu chữ triện khắc nổi xếp thành hai hàng: Hưng Phúc tự bi - Bia chùa Hưng Phúc ( tục gọi là chùa Kênh). Hai bên viền phân được trang trí bằng hình rồng trơn nhỏ dài, uốn khúc. Ngăn cách giữa trán và thân bia là một dãy hoa văn kiểu móc câu. Hai bên diềm bia là hàng hoa văn của dây. Chân bia là loại hoa văn hình sóng nước. Mặt sau không trang trí hoa văn, có khoảng 300 chữ do Vũ hội thôn Trường Tân khắc vào năm Tự Đức thứ 13(1859) với tiêu đề: "Trường Tân thôn Vũ hội trùng thuyên Tướng công bi ký” (Bài ký về việc khắc lại bia Tướng công của Vũ hội thôn Trường Tân).
Nhờ có văn bia này mà các nhà khoa học, nghiên cứ.u xá.c định được niên đại của văn bia mặt trước là vào năm Khai Thái đời Trần - 1324, khôi phục lại một số chữ đã bị mất, bị mờ hoặc nhẫm lẫn do khắc cùng năm với bài ký của mặt sau. Qua văn phong, bút ph.áp khẳng định, tác gi.ả là người học rộng, tài cao, uyên thâm Nho giáo, am tường Phật học. Từng chữ, từng lời đều ẩn tàng điển tích hoặc của Phật hoặc của Nho giáo. Nhờ văn từ được khắc trên bia, dù không còn nguyên vẹn nhưng các thế hệ con cháu hôm nay biết được nhiều điều lý thú. Đặc biệt, chỉ với một đoạn văn ngắn ghi trong bia cũng có thể dựng lại cả một thời kỳ chống giặc ngoại xâm rất hào hùng oanh liệt của dân tộc, trong đó có sự đóng góp quan trọng của nhân dân Hương Yên Duyên.
Chùa cũ không còn. Nhưng cũng như các ngôi chùa khác, chùa Kênh không những là nơi ghi dấu công lao to lớn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông, mà là một công trình kiến trúc dùng cho việc thờ Phật. Do đó, chùa Kênh đã gắn liền và có ảnh hưởng không nhỏ trong đời sống tinh thần của người dân xã Quảng Hùng từ xa xưa đến nay cũng như nhân dân các vùng lân cận. Để khôi phục lại ngôi chùa với các giá trị lịch sử, văn hóa của nó, đồng thời thể theo nguyện vọng của các tín đồ Phật giáo và của nhân dân, trong nhiều năm qua các cấp chính quyền, các ngành chức năng của tỉnh Thanh Hóa, huyện Quảng Xương và xã Quảng Hùng đã tiến hành đầu tư cho việc xây dựng ngôi chùa bề thế, khang trang. Hiện nay, ngôi chùa đang bắ.t đầu xây dựng, ngoài nguồn kinh phí của Nhà nước còn có sự chung tay đóng góp và công đức của những tấm lòng hảo tâm của các Tăng ni, Phật tử trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, với sự đồng ý của UBND tỉnh Thanh Hóa, Ban trị sự Tỉnh Hội Phật giáo Thanh Hóa đã bổ nhiệm Đại đức Thích Nguyên Thường, người đã nhiều năm tu học tại chùa Thanh Hà ( phường Trường Thi - TP Thanh Hóa) về trụ trì, điều hành mọi hoạt động tín ngưỡng tôn giáo Đạo Phật tại chùa Kênh. Tâm sự với chúng tôi, Đại đức Thích Nguyên Thường cho biết: "Được Ban Trị sự Tỉnh Hội Phật giáo Thanh Hóa bổ nhiệm về trụ trì chùa Kênh, đó là niềm tự hào, niềm vinh dự rất lớn đối với tôi. Với một ngôi chùa có lịch sử lâu đời, ghi dấu chiến công to lớn của dân tộc ta trong một thời kỳ lịch sử hào hùng chống giặc ngoại xâm, điều đó cũng đặt ra cho tôi những trăn trở là làm sao phải gánh vác cho tốt để xứng đáng với các bậc tiền nhân và lòng tin tưởng của các cấp lãnh đạo, của các Tăng ni, Phật tử đã giành cho tôi”. Cũng theo Đại đức Thích Nguyên Thường, hiện nay chùa đang được xây dựng với một quy mô lớn, sẽ là trung tâm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng là nơi hướng dẫn cho Tăng ni, Phật tử tu tập theo ph.áp môn tịnh độ tông của nhân dân do đó có sự quan tâm, động viên rất lớn cả về vật chất và tinh thần của Nhà nước, của người dân. Để chùa sớm đi vào hoạt động, đồng thời để giữ gìn và ph.át huy các giá trị lịch sử, văn hóa của chùa Kênh, trong thời gian tới rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều cấp và của những tấm lòng hảo tâm ở mọi miền đất nước ủng hộ nhà chùa.
Được biết, vào các ngày 19 - 20 – 21 tháng 3/2013 ( tức ngày 8 – 9 – 10 tháng 2 năm Quý Tỵ) tại chùa Kênh sẽ diễn ra nhiều hoạt động hết sức có ý nghĩa như chương trình ca nhạc đặc sắc với sự tham gia của các ca sĩ nổi tiếng ( tối 19/3) để gây quỹ xây dựng khu di tích nhân dịp lễ hội truyền thống, khóa lễ cầu an, thuyết ph.áp, công bố quyết định bổ nhiệm Trụ trì và Đúc Đại Hồng Chung.
Tọa lạc ở một vùng đất có dấu tích lịch sử, văn hóa lâu đời và sự ph_át triển vượt bậc của miền quê Quảng Hùng hôm nay, chùa Hưng Phúc (chùa Kênh) không chỉ lưu giữ các giá trị về Phật giáo mà còn có ý nghĩa trong việc ghi dấu công tích một giai đoạn lịch sử hào hùng chống giặc ngoại xâm của cha ông ta do đó việc tôn tạo, xây dựng lại chùa là một việc làm cần thiết và hết sức có ý nghĩa.
Đăng bởi: Đ.ạ.i..Đ.o.à.n..K.ế.t.