Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
144090

Giới thiệu về di tích Bia chùa Kênh

Ngày 27/09/2024 10:38:22

Giới thiệu về di tích Bia chùa Kênh

I, GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BIA CHÙA KÊNH

Bia chùa Kênh được xây dựng từ năm 1246 hoàn thành vào năm 1324, dưới thời vua Trần Minh Tông, ngự tại Hương Yên Duyên, Phủ Thanh Hoa, nay là thôn 4 - xã Quảng Hùng - TP. Sầm Sơn.

Ngôi chùa được xây dựng là nơi phụng thờ Phật và Thượng tướng minh tự Lê An - người có công lớn phò vua đánh đuổi quân Nguyên Mông bảo vệ bờ cỡi. Vì có công lớn nên ông đã được triều đình phong tước Thượng Tướng, được lập trang ấp và lập dân binh canh giữ phòng tuyến bờ biển Hương Yên Duyên. Với mong muốn đời đời con cháu mai sau ghi nhớ công trạng của ông cha, con cháu của ông đã nhờ người khắc bia, xây dựng chùa làm nơi thờ tự và ghi lại công trạng của cha ông mình. Tấm bia đá ghi lại toàn bộ chiến tích của Thượng tướng Lê An. Nối nghiệp cha ông, con, cháu của ông cũng là những người có nhiều đóng góp lớn trong việc bảo vệ vững chắc phòng tuyến Hương Yên Duyên. Tấm bia đá chùa Kênh được khắc từ thời nhà Trần, cách đây hơn 500 năm, hiện nay là một trong mười tấm bia đá thời nhà Trần còn lại ở Việt Nam.

Khu di tích Bia chùa kênh không chỉ đơn thuần là nơi thờ tự những người con có nhiều công hiến cho quê hương đất nước mà còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là Đạo hiếu trong gia đình, con, cháu hiếu thuận với ông bà, cha mẹ. Mong muốn được lưu giữ công trạng của cha ông mình, con, cháu của thượng Tướng Lê An đã dành tâm huyết dựng chùa, khắc bia ghi lại công trạng và cũng là nơi để thờ phụng. Tỏ rõ lòng thành kính, nối chí cha ông, con cháu của ông đã cùng với nhân dân Hương Yên Duyên đánh đuổi quân Nguyên Mông ra khỏi bờ cõi, bảo vệ quê hương, đất nước, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Dưới thời vua Thiệu Trị nhà Nguyễn, một số quan lại, nho sỹ đã sao lục văn bia, tuân theo chiếu vua gọi thợ nung gạch dựng lại chùa và đặt kỳ tế lễ. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và Đế quốc Mỹ Xâm Lược, ngôi chùa bị tàn phá. Đến năm 1995, bằng sự ủng hộ của chính quyền các cấp và nhân dân địa phương ngôi chùa được khôi phục. Các hoạt động lễ hội được phục dựng và tổ chức hằng năm vào ngày 10/2 AL. Lễ hội chia làm 2 phần chính: Phần lễ và phần hội. Phần lễ có các hoạt động Rước kiệu, tế lễ, dâng hương. Phần hội là các trò chơi, trò diễn dân gian. Di tích đã được công nhận di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia năm 1996.

Khu di tích nằm cạnh trục đường 4B, giao thông đi lại thuận lợi. Nhân dân và du khách khi muốn thăm quan, vãn cảnh di tích có thể đi theo đường 4B, hoặc đi theo đường ven biển, đi vào đường Nguyễn Công Thiệp sau đó rẽ vào đường 4B để đến di tích…

II, HÌNH ẢNH MINH HỌA

Các hoạt động Phần Hội:

Các hoạt động Phần lễ:

Nguồn: Ban biên tập xã Quảng Hùng.

Giới thiệu về di tích Bia chùa Kênh

Đăng lúc: 27/09/2024 10:38:22 (GMT+7)

Giới thiệu về di tích Bia chùa Kênh

I, GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BIA CHÙA KÊNH

Bia chùa Kênh được xây dựng từ năm 1246 hoàn thành vào năm 1324, dưới thời vua Trần Minh Tông, ngự tại Hương Yên Duyên, Phủ Thanh Hoa, nay là thôn 4 - xã Quảng Hùng - TP. Sầm Sơn.

Ngôi chùa được xây dựng là nơi phụng thờ Phật và Thượng tướng minh tự Lê An - người có công lớn phò vua đánh đuổi quân Nguyên Mông bảo vệ bờ cỡi. Vì có công lớn nên ông đã được triều đình phong tước Thượng Tướng, được lập trang ấp và lập dân binh canh giữ phòng tuyến bờ biển Hương Yên Duyên. Với mong muốn đời đời con cháu mai sau ghi nhớ công trạng của ông cha, con cháu của ông đã nhờ người khắc bia, xây dựng chùa làm nơi thờ tự và ghi lại công trạng của cha ông mình. Tấm bia đá ghi lại toàn bộ chiến tích của Thượng tướng Lê An. Nối nghiệp cha ông, con, cháu của ông cũng là những người có nhiều đóng góp lớn trong việc bảo vệ vững chắc phòng tuyến Hương Yên Duyên. Tấm bia đá chùa Kênh được khắc từ thời nhà Trần, cách đây hơn 500 năm, hiện nay là một trong mười tấm bia đá thời nhà Trần còn lại ở Việt Nam.

Khu di tích Bia chùa kênh không chỉ đơn thuần là nơi thờ tự những người con có nhiều công hiến cho quê hương đất nước mà còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là Đạo hiếu trong gia đình, con, cháu hiếu thuận với ông bà, cha mẹ. Mong muốn được lưu giữ công trạng của cha ông mình, con, cháu của thượng Tướng Lê An đã dành tâm huyết dựng chùa, khắc bia ghi lại công trạng và cũng là nơi để thờ phụng. Tỏ rõ lòng thành kính, nối chí cha ông, con cháu của ông đã cùng với nhân dân Hương Yên Duyên đánh đuổi quân Nguyên Mông ra khỏi bờ cõi, bảo vệ quê hương, đất nước, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Dưới thời vua Thiệu Trị nhà Nguyễn, một số quan lại, nho sỹ đã sao lục văn bia, tuân theo chiếu vua gọi thợ nung gạch dựng lại chùa và đặt kỳ tế lễ. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và Đế quốc Mỹ Xâm Lược, ngôi chùa bị tàn phá. Đến năm 1995, bằng sự ủng hộ của chính quyền các cấp và nhân dân địa phương ngôi chùa được khôi phục. Các hoạt động lễ hội được phục dựng và tổ chức hằng năm vào ngày 10/2 AL. Lễ hội chia làm 2 phần chính: Phần lễ và phần hội. Phần lễ có các hoạt động Rước kiệu, tế lễ, dâng hương. Phần hội là các trò chơi, trò diễn dân gian. Di tích đã được công nhận di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia năm 1996.

Khu di tích nằm cạnh trục đường 4B, giao thông đi lại thuận lợi. Nhân dân và du khách khi muốn thăm quan, vãn cảnh di tích có thể đi theo đường 4B, hoặc đi theo đường ven biển, đi vào đường Nguyễn Công Thiệp sau đó rẽ vào đường 4B để đến di tích…

II, HÌNH ẢNH MINH HỌA

Các hoạt động Phần Hội:

Các hoạt động Phần lễ:

Nguồn: Ban biên tập xã Quảng Hùng.

Kết quả giải quyết TTHC