Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
144090

Chùa Kênh - Quảng Hùng

Ngày 18/01/2019 00:00:00

Giới thiệu về Khu di tích Lịch sử văn hóa Quốc gia Bia Chùa Kênh.

CHÙA KÊNH (CHÙA HƯNG PHÚC)

(Xã Quảng Hùng)

Chùa Kênh (chùa Hưng Phúc) xây dựng xong vào cuối mùa đông năm Giáp Tý niên hiệu Khai Thái Nguyên Niên (1324) thời Trần Minh Tông (1314 - 1329). Chùa tọa lạc tại hương Yên Duyên - phủ Thanh Hoa (nay thuộc xã Quảng Hùng), thờ đức Phật và Thượng Tướng Minh Tự Lê An, người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai (1285), được triều đình gia phong " Đô Nguyên Suý Vĩ Thống Quản Đại Thần Trụ Quốc Đại Tướng Quân", được triều đình cho xây phủ đệ tại hương Yên Duyên. Thượng tướng Lê An sinh được hai người con trai là Đại toát Lê Bằng, Đại toát Lê Bào. Cháu nội của ông là Đại toát Đại liêu ban Lê Mạnh, Đại toát ký ban Lê Nam, Đại toát Ký ban Lê Quảng.

Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ hai (1285) tướng giặc là Toa Đô dẫn thủy quân đi tắt đường Cổ Khê vào Thanh Hóa, Đại toát Đại liêu ban Lê Mạnh đốc suất nhân dân Yên Duyên chặn đánh giặc ở bến Cổ Bút, quân giặc bị đánh bất ngờ, thua to tháo chạy. Vua đã ban khen tinh thần chống giặc giữ nước của nhân dân hương Yên Duyên và Đại toát Đại liêu ban Lê Mạnh, chiến tích đó được khắc vào tấm bia chùa Kênh vào năm 1324, bài Minh và lời tựa khắc trên bia do Thị nội Viên ngoại lang họ Lê soạn. Bia chùa Kênh là tấm bia quý hiếm của thời Trần còn lại ở Việt Nam, có giá trị về nhiều mặt lịch sử, văn học nghệ thuật, văn hóa tư tưởng.

Từ giữa thế kỷ XIV, chùa Kênh là nơi thờ phụng đức Phật và lục vị tướng công họ Lê. Sau hơn 500 năm, vào mùa xuân năm Canh Thân thứ 13, niên hiệu Tự Đức (1859), thực hiện chiếu chỉ của triều Nguyễn:"phàm những chùa cổ, bia cổ có ghi công tích của các võ tướng, văn thần ở các nơi đều phải sao lục đầy đủ để tâu lên trên", hội Vũ làng Trường Tân (thuộc xã Quảng Hùng) do ông Đỗ Danh Quán đứng đầu đã tôn tạo ngôi chùa thêm khang trang, đẹp đẽ, khắc lại tấm bia cho sắc nét hơn.

Nội dung văn bia về tướng công họ Lê do hội Vũ làng Trường Tân soạn có đoạn:"Nhớ lại tướng công họ Lê được nước non chung đúc thành phong cách khôi vĩ, cơ cầu nối được nghiệp cha, can thành giữ được đất nước, cha con, anh em một nhà nối nhau làm tướng, thật là đấng anh kiệt đi trước mở đường cho làng ấp ta. Người con tốt, kẻ tôi trung, công tích rực rỡ nghìn năm sau, trong tấm bia chùa Kênh có thể tưởng nhớ mãi".

Nguyên văn bài “Minh” khắc trên trán văn bia:

“Nam quốc chi sơn

Đông Hải chi thủy

Tả bàng, Hữu nỗ

Đỉnh bình, tượng mỹ

Thanh thục uyên đình

Hữu nguyên, hữu ủy

Xã điện, ủy đế

Vi long, vi ủy

Duy bỉ Lê công

Chung thử khôi vĩ

Vi quốc chung thần

Vi gia lệnh tử

Khái niệm tiền quân

Tu sùng tích thị

Lưu mục di cấu

Khắc tế tiên qủy

Khai thái, thiệu long

Giáp tý xuân thủ

Phụ cơ tử đừng

Hiếu vô chung thủy

Vi thiện chi bào

Tích loại chi chỉ

Ô hô! hưu tai

Tòng tư thủy hủy”

Dịch:

Namquốc là non

Đông Hải là biển

Hữu bộc tả chầu

Hình châu, dáng ngọc

Trong vắt, thẳm sâu

Có sau, có trước

Cắt đầu, uốn khúc

Như rắn, như rồng

Họ Lê có công

Khôi ngô tuấn tú

Với nước: Tôi trung

Với nhà: Con hiếu

Kính nhớ tổ tiên

Tôn sùng đạo phật

Mở nền chùa cũ

Nối chí người xưa

Năm Tý, Thiệu Long

Tiết xuân, Khai Thái

Cha đắp con xây

Hiếu nghĩa vẹn toàn

Làm thiện để báo

Chứa phúc để vui

Ôi! tốt đẹp thay

Biết theo trước vậy.

Chùa Kênh do Lê Mạnh xây dựng có thể nói là một công trình kiến trúc bề thế, như một danh lam cổ tự. Kiến trúc ấy qua văn bia, được dịch như sau:

“Điện Phật một tòa phía trước

Phòng Tăng mấy dãy đằng sau

Bảo tọa cột đá rồng leo, đường nét tuyệt vời trong cõi thế

Phật đường uyên ương ngói lợp, bóng hình bay bổng sáng tầng mây.

Thềm xây đá quý

Sân lát hoa kỳ

Gió thổi rừng tùng tưởng khúc nhạc cung tiên hòa tấu

Trăng soi bóng trúc như hào quang cõi Phật chiếu về

Cổ thụ xum xuê ngỡ thấy Bồ đề tỏa bóng

Cửa thềm bát ngát đường trông đất bụt phơi vàng”.(1)

Chùa Kênh (chùa Hưng Phúc) là một công trình kiến trúc độc đáo, gắn liền với một thời kỳ phát triển rực rỡ của đạo Phật. Thời gian và những biến cố lịch sử khiến cho chùa cũ không còn. Nhưng bằng tấm lòng tri ân các bậc tiền nhân đã tạo dựng, ngôi chùa đã được nhân dân luôn hưng công trùng tu tôn tạo. Đặc biệt, tấm bia đá chùa Kênh, không chỉ là một công trình điêu khắc nghệ thuật mà giá trị cao quý của nó, minh chứng cho những chiến công vang dội của quân và dân Quảng Xương trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông ở thế kỷ XIII.

Nguồn: Trích từ Di tích và Danh thắng huyện Quảng Xương

Chùa Kênh - Quảng Hùng

Đăng lúc: 18/01/2019 00:00:00 (GMT+7)

Giới thiệu về Khu di tích Lịch sử văn hóa Quốc gia Bia Chùa Kênh.

CHÙA KÊNH (CHÙA HƯNG PHÚC)

(Xã Quảng Hùng)

Chùa Kênh (chùa Hưng Phúc) xây dựng xong vào cuối mùa đông năm Giáp Tý niên hiệu Khai Thái Nguyên Niên (1324) thời Trần Minh Tông (1314 - 1329). Chùa tọa lạc tại hương Yên Duyên - phủ Thanh Hoa (nay thuộc xã Quảng Hùng), thờ đức Phật và Thượng Tướng Minh Tự Lê An, người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai (1285), được triều đình gia phong " Đô Nguyên Suý Vĩ Thống Quản Đại Thần Trụ Quốc Đại Tướng Quân", được triều đình cho xây phủ đệ tại hương Yên Duyên. Thượng tướng Lê An sinh được hai người con trai là Đại toát Lê Bằng, Đại toát Lê Bào. Cháu nội của ông là Đại toát Đại liêu ban Lê Mạnh, Đại toát ký ban Lê Nam, Đại toát Ký ban Lê Quảng.

Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ hai (1285) tướng giặc là Toa Đô dẫn thủy quân đi tắt đường Cổ Khê vào Thanh Hóa, Đại toát Đại liêu ban Lê Mạnh đốc suất nhân dân Yên Duyên chặn đánh giặc ở bến Cổ Bút, quân giặc bị đánh bất ngờ, thua to tháo chạy. Vua đã ban khen tinh thần chống giặc giữ nước của nhân dân hương Yên Duyên và Đại toát Đại liêu ban Lê Mạnh, chiến tích đó được khắc vào tấm bia chùa Kênh vào năm 1324, bài Minh và lời tựa khắc trên bia do Thị nội Viên ngoại lang họ Lê soạn. Bia chùa Kênh là tấm bia quý hiếm của thời Trần còn lại ở Việt Nam, có giá trị về nhiều mặt lịch sử, văn học nghệ thuật, văn hóa tư tưởng.

Từ giữa thế kỷ XIV, chùa Kênh là nơi thờ phụng đức Phật và lục vị tướng công họ Lê. Sau hơn 500 năm, vào mùa xuân năm Canh Thân thứ 13, niên hiệu Tự Đức (1859), thực hiện chiếu chỉ của triều Nguyễn:"phàm những chùa cổ, bia cổ có ghi công tích của các võ tướng, văn thần ở các nơi đều phải sao lục đầy đủ để tâu lên trên", hội Vũ làng Trường Tân (thuộc xã Quảng Hùng) do ông Đỗ Danh Quán đứng đầu đã tôn tạo ngôi chùa thêm khang trang, đẹp đẽ, khắc lại tấm bia cho sắc nét hơn.

Nội dung văn bia về tướng công họ Lê do hội Vũ làng Trường Tân soạn có đoạn:"Nhớ lại tướng công họ Lê được nước non chung đúc thành phong cách khôi vĩ, cơ cầu nối được nghiệp cha, can thành giữ được đất nước, cha con, anh em một nhà nối nhau làm tướng, thật là đấng anh kiệt đi trước mở đường cho làng ấp ta. Người con tốt, kẻ tôi trung, công tích rực rỡ nghìn năm sau, trong tấm bia chùa Kênh có thể tưởng nhớ mãi".

Nguyên văn bài “Minh” khắc trên trán văn bia:

“Nam quốc chi sơn

Đông Hải chi thủy

Tả bàng, Hữu nỗ

Đỉnh bình, tượng mỹ

Thanh thục uyên đình

Hữu nguyên, hữu ủy

Xã điện, ủy đế

Vi long, vi ủy

Duy bỉ Lê công

Chung thử khôi vĩ

Vi quốc chung thần

Vi gia lệnh tử

Khái niệm tiền quân

Tu sùng tích thị

Lưu mục di cấu

Khắc tế tiên qủy

Khai thái, thiệu long

Giáp tý xuân thủ

Phụ cơ tử đừng

Hiếu vô chung thủy

Vi thiện chi bào

Tích loại chi chỉ

Ô hô! hưu tai

Tòng tư thủy hủy”

Dịch:

Namquốc là non

Đông Hải là biển

Hữu bộc tả chầu

Hình châu, dáng ngọc

Trong vắt, thẳm sâu

Có sau, có trước

Cắt đầu, uốn khúc

Như rắn, như rồng

Họ Lê có công

Khôi ngô tuấn tú

Với nước: Tôi trung

Với nhà: Con hiếu

Kính nhớ tổ tiên

Tôn sùng đạo phật

Mở nền chùa cũ

Nối chí người xưa

Năm Tý, Thiệu Long

Tiết xuân, Khai Thái

Cha đắp con xây

Hiếu nghĩa vẹn toàn

Làm thiện để báo

Chứa phúc để vui

Ôi! tốt đẹp thay

Biết theo trước vậy.

Chùa Kênh do Lê Mạnh xây dựng có thể nói là một công trình kiến trúc bề thế, như một danh lam cổ tự. Kiến trúc ấy qua văn bia, được dịch như sau:

“Điện Phật một tòa phía trước

Phòng Tăng mấy dãy đằng sau

Bảo tọa cột đá rồng leo, đường nét tuyệt vời trong cõi thế

Phật đường uyên ương ngói lợp, bóng hình bay bổng sáng tầng mây.

Thềm xây đá quý

Sân lát hoa kỳ

Gió thổi rừng tùng tưởng khúc nhạc cung tiên hòa tấu

Trăng soi bóng trúc như hào quang cõi Phật chiếu về

Cổ thụ xum xuê ngỡ thấy Bồ đề tỏa bóng

Cửa thềm bát ngát đường trông đất bụt phơi vàng”.(1)

Chùa Kênh (chùa Hưng Phúc) là một công trình kiến trúc độc đáo, gắn liền với một thời kỳ phát triển rực rỡ của đạo Phật. Thời gian và những biến cố lịch sử khiến cho chùa cũ không còn. Nhưng bằng tấm lòng tri ân các bậc tiền nhân đã tạo dựng, ngôi chùa đã được nhân dân luôn hưng công trùng tu tôn tạo. Đặc biệt, tấm bia đá chùa Kênh, không chỉ là một công trình điêu khắc nghệ thuật mà giá trị cao quý của nó, minh chứng cho những chiến công vang dội của quân và dân Quảng Xương trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông ở thế kỷ XIII.

Nguồn: Trích từ Di tích và Danh thắng huyện Quảng Xương

Kết quả giải quyết TTHC